NCKH-HTKHQG-"Di sản nghệ thuật Việt Nam: Bảo tồn và phát huy"

Xin gửi lời cám ơn đến cô ThS.HS. Lê Thị Thanh Loan đã góp ý cho bài viết!

      Nội dung bài viết

Tên bài viết: “Chi tiết trang trí bản địa trong Kiến trúc Đông dương ở Bảo tàng Lịch sử TPHCM”

Tác giả:Phạm Huy Hoàng

Tóm tắt bài viết: Trong bối cảnh vấn đề khám phá, truyền tải và phát huy giá trị dân tộc trong thiết kế đang là xu hướng được thế giới quan tâm thì phong cách Đông Dương là bài học thực tiễn quý giá trong các thiết kế hiện đại thích úng với phong tục, văn hóa, thẩm mỹ, cảnh quan và khí hậu địa phương. Từ thực tế phát triển của kiến trúc Sài Gòn – TP.HCM, tác giả nhận thấy cần có một cơ sở lý luận ứng dụng để định hướng phát triển hiệu quả hơn các giá trị truyền thống, vừa phù hợp với nhu cầu sử dụng, vừa duy trì được khả năng nhận diện bản sắc dân tộc. Bài viết này tập trung nêu bật giá trị của các yếu tố trang trí bản địa trong kiến trúc Đông Dương ở Thành phố Hồ Chí Minh thông qua công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã tiến hành khảo sát, sưu tầm xung quanh các yếu tố, chi tiết trang trí trong công trình. Kết quả cho thấy giá trị của di sản nghệ thuật thông qua các chi tiết kiến trúc mang tính bản địa trong công trình Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện trên các giá trị văn hóa, nghệ thuật, truyền thống, tinh thần. Từ đó, làm tiền đề cho các giải pháp bảo tồn và phát huy tài nguyên di sản nghệ thuật Việt Nam trong quá trình phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội.

Từ khóa: Kiến trúc Đông Dương, Indochine, Kiến trúc bản địa, Bảo tàng lịch sử TPHCM, Chi tiết trang trí bản địa.

Nhận xét