DA-Chung cư-"Tiêu chuẩn thoát hiểm"

Chung cư là một trong những thể loại công trình có yêu cầu gắt gao về các vấn đề thoát hiểm, thoát người nên các bạn cần phải đặc biệt chú ý trong đồ án này. Chính vì sự quan trọng này nên các bạn có rất nhiều các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan cần phải ghi nhớ trong quá trình thiết kế.

Dưới đây là một số nội dung mà mình tóm tắt lại để các bạn dễ nhớ hơn

  • Các tiêu chuẩn liên quan
  • Lối thoát nạn cho nhà cao tầng
  • Cầu thang an toàn và hành lang an toàn
  • Kích thước tiêu chuẩn

    Các bài viết khác liên quan trong quá trình thiết kế Chung cư:
    Tính toán bảng cơ cấu

      1   Các tiêu chuẩn liên quan

    QCVN 04-2019-BXD: Nhà chung cư
    TCXDVN 2622-1995: Phòng cháy và chống cháy cho nhà và công trình
    TCXDVN 323-2004: Nhà cao tầng
    TCVN 6160-1996: Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng

      2   Lối thoát nạn cho nhà cao tầng

    Phải có ít nhất 2 lối thoát nạn để bảo đảm cho người thoát nạn an toàn khi có cháy nổ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động.
    Trường hợp nhà cao tầng có diện tích mỗi tầng lớn hơn 300m2 thì hành lang chung hoặc lối đi phải có ít nhất hai lối thoát ra hai cầu thang thoát nạn. Theo tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cho phép thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía kia phải thiết kế ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài nếu diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300m2.
    Chú ý: Ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài phải chứa đủ số người được tính trong các phòng trên tầng đó.

    Những điều kiện để đảm bảo lối thoát nạn an toàn cho nhà cao tầng

  • Đi từ các phòng ở tầng 1 trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài.
  • Khi đi từ các phòng bất kì ở tầng nào đó (trừ tầng 1) ra hành lang có lối ra: Cầu thang an toàn hay hành lang an toàn từ đó có lối đi ra khỏi nhà; Cầu thang ngoài nhà, hành lang ngoài nhà, có lối đi ra khỏi nhà.
  • Đi từ các phòng bất kì vào phòng bên cạnh ở cùng tầng (trừ tầng 1) từ đó có lối thoát như chỉ dẫn ở 2 ý trên.

      3   Cầu thang an toàn và hành lang an toàn

  • Khi đi từ các phòng bất kì ở tầng nào đó (trừ tầng 1) ra hành lang có lối ra: Cầu thang an toàn hay hành lang an toàn từ đó có lối đi ra khỏi nhà; Cầu thang ngoài nhà, hành lang ngoài nhà, có lối đi ra khỏi nhà.
  • Đi từ các phòng bất kì vào phòng bên cạnh ở cùng tầng (trừ tầng 1) từ đó có lối thoát như chỉ dẫn ở 2 ý trên.

      4   Kích thước tiêu chuẩn

    Khoảng cách thang thoát hiểm

  • Khoảng cách này cho phép tính từ cửa đi của phòng xa nhất đến lối thoát gần nhất (không kể phòng vệ sinh, nhà tắm), không được lớn hơn.
  • 50m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài, 25m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của nhà phụ trợ.
  • 40m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài, 25m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của nhà công cộng, nhà ở tập thể hay căn hộ.
    Chiều cao, chiều rộng tổng cộng của cửa, lối thoát nạn, hành lang hay vế thang
    Quy định là 1m cho l00 người. Nhưng không được nhỏ hơn:
  • 0,8 m cho cửa đi
  • 1m cho lối đi
  • 1,4m cho hành lang
  • 1,05m cho vế thang
    Chiều cao cửa đi và lối đi trên đường thoát nạn phải bảo đảm không thấp hơn 2m, đối với tầng hầm, tầng chân tường không thấp hơn 1,9m, đối với tầng hầm mái không thấp hơn 1,5 m.
    Số lượng bậc thang
  • Số lượng bậc thang của mỗi vế thang không nhỏ hơn 3 và không lớn hơn 18 bậc.
  • Không được dùng thang xoáy ốc hoặc bậc thang hình dẻ quạt làm thang thoát nạn.
  • Góc nghiêng lớn nhất của thang là 1:1,75.
    Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cho phép sử dụng thang chữa cháy làm lối thoát nạn thứ hai
  • Có chiều rộng ít nhất 0,7m.
  • Góc nghiêng lớn nhất so với mặt nằm ngang không lơn hơn 600.
  • Thang phải có tay vịn cao 0,8m.

    Trên đây là một số tiêu chuẩn liên quan đến các vấn đề thoát hiểm trong công trình cao tầng để các bạn tham khảo. Hi vọng sẽ có ích cho quá trình học tập cũng như hành nghề của các bạn mai sau.
    Chúc các bạn may mắn!

  • Nhận xét